Thủ tục: Mở khóa căn cước điện tử
1. Trình tự thực hiện:
a) Người bị khóa căn cước điện tử thực hiện yêu cầu mở khóa căn cước điện tử trực tiếp tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc thông qua Ứng dụng định danh quốc gia theo Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử (mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử). Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm ghi nhận, kiểm tra, xác thực và mở khóa căn cước điện tử ngay sau khi nhận được yêu cầu mở khóa căn cước điện tử của công dân trên hệ thống định danh và xác thực điện tử.
b) Mở khóa căn cước điện tử theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền
Bước 1: Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị mở khóa căn cước điện tử đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tiếp nhận, xử lý.
Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị mở khóa căn cước điện tử của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tiếp nhận đề nghị phải xem xét, chuyển đề nghị mở khóa căn cước điện tử đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an để xem xét, phê duyệt thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an xem xét, phê duyệt đối với trường hợp yêu cầu mở khóa căn cước điện tử và thông báo tới cơ quan đề nghị mở khóa căn cước điện tử và chủ thể được mở khóa căn cước điện tử. Trường hợp từ chối mở khóa căn cước điện tử thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tiếp;
- Thông qua Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) đối với trường hợp công dân đề nghị mở khóa căn cước điện tử của mình;
- Qua dịch vụ bưu chính (nếu có).
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử (mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử).
4. Thời hạn giải quyết:
- Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm ghi nhận, kiểm tra, xác thực và mở khóa căn cước điện tử ngay sau khi nhận được yêu cầu mở khóa căn cước điện tử của công dân trên hệ thống định danh và xác thực điện tử.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc đối với trường hợp mở khóa căn cước điện tử theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Công dân đang bị khóa căn cước điện tử.
- Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền.
6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Cơ quan có thẩm quyền: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thông báo kết quả tới cơ quan đề nghị mở khóa căn cước điện tử và chủ thể được mở khóa căn cước điện tử. Trường hợp từ chối mở khóa căn cước điện tử thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
8. Phí, lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử (mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử). Phiếu này là biểu mẫu dưới dạng điện tử đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến.
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định về định danh và xác thực điện tử.